Răng trong cùng (răng khôn) là chiếc răng gây ra không ít khó khăn từ quá trình mọc cho đến khi nhổ răng vẫn gây ra không ít khó chịu cho thân chủ của mình. Vậy có nên nhổ răng trong cùng không? Nếu nhổ có ảnh hưởng gì không?
Răng trong cùng hay còn được gọi là răng khôn. Đây là chiếc răng mọc sau cùng vào giai đoạn trưởng thành, khoảng từ 17-25 tuổi, một số ít người sau 30 tuổi. Cũng là răng gây nhiều biến chứng nhất trên cung hàm.
CÓ NÊN NHỔ RĂNG TRONG CÙNG?
Răng khôn là răng hiệu quả lâu dài sau cùng, nó mọc khi các răng khác đã ổn định. Nếu răng khôn mọc khít với những răng khác chúng có thể tồn tại và đóng vai trò như những răng khác giúp nhai thức ăn. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp mọc răng khôn đều bị mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen lên gây ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như tính thẩm mỹ cho người bệnh. Nhổ bỏ là điều nên làm lúc này. Tuy nhiên, răng khôn là nơi tập trung nhiều dây thần kinh nên phần lớn bệnh nhân đều lo lắng liệu nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không?
CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở RĂNG KHÔN:
Viêm chân răng: dấu hiệu nhận biết viêm chân răng là bệnh nhân xuất hiện tình trạng sốt, sưng đau ở vùng góc hàm, cảm thấy há miệng khó. Khi răng khôn mọc cạnh nó sẽ húc vào răng số 7 và gây sâu hoặc làm lung lay răng số 7. Với những răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, làm thức ăn và vi khuẩn có thể bị mắc kẹt gây viêm nhiễm nướu khiến nướu bị sưng đỏ và đau đớn. Đặc biệt, trường hợp răng khôn mọc chìm sâu, sát những ống dây thần kinh có thể gây ra những cơn đau thần kinh. Tuy trường hợp này ít gặp nhưng nó vẫn có thể xảy ra.
Khi răng trong cùng bị sâu nó cũng có những bệnh lí giống răng bình thường như: sâu răng, viêm tủy, sâu răng cuối và có những hậu quả tương tự do các bệnh lí trên gây ra. Ngoài ra răng khôn mọc lệch nó làm tiêu hết toàn bộ phần xương nâng đỡ răng số 7 bên cạnh.
Răng khôn thường có hình dạng bất thường ở cả thân và chân răng, do đó nó làm cản trở quá trình mọc lên bình thường của răng. Thông thường thì răng khôn bị kẹp lại trong xương hàm mà không mọc xuyên qua lớp mô nướu được. Đôi khi răng khôn bị cong gây ra sâu răng hoặc bệnh về nướu răng. Trường hợp nếu răng khôn bị cong hoặc nằm dưới lớp mô nướu răng, mảng bám hoặc các thức ăn có thể xâm nhập vào răng và gây sâu răng, nhiễm trùng. Điều đáng nói là răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây ra biến chứng tại chỗ và sức khỏe của người bệnh. Do vậy việc hiểu biết về nguy cơ, biến chứng do răng khôn gây ra là rất cần thiết để phòng ngừa các bệnh về răng miệng.
Xem thêm:
http://nhorangkhon.net/hien-tuong-khong-moc-rang-khon-co-dac-biet-khong/
ĐẾN GIAI ĐOẠN NÀO THÌ CẦN NHỔ RĂNG TRONG CÙNG? NÊN NHỔ BỎ NHỮNG LOẠI RĂNG TRONG CÙNG NÀO?
Thông thường răng khôn mọc ở khoảng 17-25 tuổi. Đến độ tuổi này các bạn nên đến bác sĩ khám và chụp phim X-quang toàn cảnh, để bác sĩ có thể đánh giá, xem xét. Thường có 4 răng khôn, bác sĩ sẽ xem các răng khôn có khả năng mọc được hay không? Nếu như được bác sĩ chỉ định răng đó có nguy cơ biến chứng nhiều thì nên nhổ.
Trong trương hợp răng khôn đã có biến chứng rồi, và vị trí, tư thế của nó không giữ được thì cũng nên nhổ bỏ
Ngày nay với trình độ tay nghề cao, được đào tạo chính quy bài bản, chuyên sâu, cùng các thiết bị hiện đại, các bác sĩ có thể giúp bệnh nhân nhổ bỏ những chiếc răng khôn mọc lệch ngầm ở mức độ nhẹ nhàng nhất, ít sang chấn nhất để loại bỏ những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe tại chỗ.
Sau khi nhổ răng trong cùng nếu bạn gặp bất kỳ biến chứng bất thường nào thì hãy thu xếp đến ngay nha khoa để được kiểm tra.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét