Những phiền phức mà răng khôn gây ra thật sự là một nỗi ám ảnh rất lớn đối với những người có răng khôn mọc không đúng vị trí. Vì vậy, việc nhổ răng khôn là chỉ định cuối cùng của bác sĩ nhằm loại bỏ những phiền toái mà nó mang lại khi nó mọc không đúng vị trí.
-
nhổ răng sâu hết bao nhiêu tiền
Tìm hiểu về răng khôn
Răng khôn được gọi với nhiều tên khác nhau như: răng cấm, răng cối hay răng số 8. Chiếc răng này thường mọc vào độ tuổi từ 17 – 25 tuổi ở người trưởng thành, và là những chiếc răng mọc sau cùng nhất trên toàn bộ khung hàm. Trên một hàm răng sẽ có 4 chiếc răng khôn mọc theo vị trí trên, dưới, trái, phải.
Vì là những chiếc răng này mọc sau cùng nhất nên thường sẽ không đủ chổ trên hàm để những chiếc răng khôn mọc lên đúng vị trí “ngay hàng thẳng lối”. Chính vì thế, mà những chiếc răng khôn này sẽ tìm những nơi khác để phát triển, do đó, sẽ gây ra hiện tượng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như những chiếc răng xung quanh.
Quy trình nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là một kỹ thuật nhổ răng khó nhất vì những chiếc răng khôn này vốn không nằm ngay vị trí, nên việc nhổ răng khôn sao cho an toàn cần phải thực hiện theo đúng các trình tự như sau:
Bước 1: Thăm khám và chụp phim
Trước khi bắt đầu nhổ răng, bác sĩ cần thăm khám tình hình sức khỏe răng miệng tổng quát của bệnh nhân, cũng như sức khỏe toàn thân.
Bên cạnh đó, bác sĩ cần phải chụp phim X – Quang để nhận định chính xác vị trí mọc của răng khôn, khi đó mới có những phương hướng điều trị cho hợp lý.
Bước 2: Gây tê
Để đảm bảo việc nhổ răng diễn ra được an toàn, xuyên suốt và giảm đau đến mức tối thiểu cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng răng cần nhổ bỏ.
Bước 3: Tiểu phẫu răng khôn
- Sau khi thuốc tê bắt đầu có tác dụng, bác sĩ sẽ cho tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ răng khôn bằng những dụng cụ nhổ răng chuyên dụng.
- Tùy theo vị trí của răng khôn mọc như thế nào mà bác sĩ sẽ có những thủ thuật phù hợp để lấy chiếc răng khôn đó ra.
- Sau khi nhổ được chiếc răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành may vết thương lại bằng chỉ nha khoa y tế được tiệt trùng nhằm tránh nướu bị viêm nhiễm và vết thương nhanh lành hơn. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho cắn bông gòn nơi răng vừa nhổ để cầm máu.
- Thông thường, quá trình nhổ răng khôn sẽ kéo dài từ 15 – 20 phút hoặc có thể dài hơn do tình trạng răng mọc khó hoặc do sức khỏe cơ thể của bệnh nhân.
Bước 4: Dặn dò và đặt lịch tái khám
Sau khi hoàn thành quá trình tiểu phẫu xong, bệnh nhân sẽ được bác sĩ dặn dò cẩn thận và chi tiết cần làm gì và không nên làm những gì sau khi về nhà.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân đơn thuốc uống để chống sưng và giảm đau. Và bác sĩ sẽ đặt lịch tái khám để cắt chỉ cũng như kiểm tra lại xem vết nhổ có bị nhiễm trùng hay không.
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn
- Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần chú ý tuân thủ lời dặn dò của bác sĩ. Nên cắn gạc bông gòn trong khoảng 30 phút để cầm máu.
- Tránh động chạm mạnh vào vết thương nếu không sẽ gây ra viêm nhiễm khiến vết thương lâu lành hơn.
- Bệnh nhân có thể áp dụng những biện pháp dân gian để giảm sưng hay chảy máu sau khi nhổ như chườm đá. Nên ăn thức ăn mềm, lỏng để không gây áp lực lên răng mới nhổ.
- Nếu bệnh nhân bị sưng hoặc có hiện tượng chảy máu liên tục và kéo dài sau nhổ, thì nên liên hệ ngay đến bác sĩ tại nha khoa đó để tìm ra nguyên nhân, cũng như có biện pháp khắc phục sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm khác xảy ra.
Đây là toàn bộ quá trình nhổ răng khôn tại nha khoa mà bệnh nhân nên nắm rõ, nhằm bổ sung thêm kiến thức về cách chăm sóc răng miệng cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân khi bệnh nhân có nhu cầu nhổ răng khôn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét