Nạo vết sâu kết hợp với hàn trám răng là cách chữa sâu răng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Hàn trám an toàn, không gây đau đớn, tiết kiệm thời gian và chi phí giúp ngăn ngừa sự tái phát của bệnh lý đồng thời phục hồi tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Hãy cùng tìm hiểu về các bước của cach han rang sau để bạn có thể hiểu hơn về quá trình điều trị sâu răng nhé.
Răng sâu chủ yếu do các loại vi khuẩn hình thành tại mảng bám trên răng gây nên. Hiện có khá nhiều phương pháp điều trị răng sâu trong đó hàn trám là cách chữa sâu răng hiệu quả và khá phổ biến bởi chi phí thấp với những thao tác đơn giản, giúp mang lại cho bạn một hàm răng đẹp và khỏe mạnh.
Cách hàn răng sâu An Toàn mà cho hiệu quả cao nhất hiện nay
Hàn răng sâu để bền đẹp và đảm bảo chất lượng phải tuân thủ theo đúng quy trình. Tuy trám răng đơn giản nhưng cần độ tỉ mỉ và chính xác vì vậy bạn nên chọn phòng khám có trang thiết bị hiện đại và bác sỹ có tay nghề cao.
1. Các bước hàn răng sâu cơ bản theo tiêu chuẩn Y khoa
Thời gian hoàn tất một ca hàn trám không quá lâu nhưng đòi hỏi bác sĩ cần có tay nghề cao để vết trám được bền khít mà không gây đau nhức cho bệnh nhân. Các bước hàn răng sâu bao gồm 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Thăm khám là bước quan trọng đầu tiên trước khi tiến hành hàn trám. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát khoang miệng và cho chụp tia X để xem lỗ sâu ăn vào trong răng đến mức độ nào để có phác đồ điều trị răng sâu thích hợp nhất. Với những trường hợp răng chớm sâu thì không nhất thiết phải trám răng và có thể điều trị bằng cách tái khoáng.
Bước 2: Gây tê cho bệnh nhân hàn răng cửa bị sâu
Hàn trám răng thực chất không gây đau nhức nhiều, tuy nhiên với trường hợp răng sâu cần tiến hành nạo vết răng sâu có thể gây đau và ê buốt cho bệnh nhân thì gây tê là bước không thể bỏ qua giúp giảm ê buốt, đau nhức tối đa, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Bước 3: Nạo sạch vết sâu
Nạo sạch vết sâu thực chất là quá trình dùng thiết bị chuyên dụng làm sạch phần bị sâu trên răng, loại bỏ các mô răng bị bệnh để ngăn chặn sự phát triển của vết sâu răng, không để tồn lại mầm bệnh tái phát sau khi điều trị.Tuy nhiên, việc nạo vết sâu cần tuân thủ đúng kỹ thuật, nếu nạo không sạch các mô bệnh thì hiện tượng đau nhức hoặc sâu răng tái phát là điều hoàn toàn có thể xảy ra, trong khi đó nếu nạo quá nhiều mô lành có thể khiến cho cấu trúc răng bị tổn thương.
Bước 4: Hàn chỗ răng sâu
Bác sĩ sẽ tiến hành trám bít vào chỗ răng sâu chất liệu trám amangam để ngăn không cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển trở lại, việc tạo hình cũng được chú ý để đảm bảo tính thẩm mỹ cho một hàm răng đẹp. Đèn laser cũng được sử dụng để đông cứng vết trám. Sau khi vết trám có độ cứng nhất định, cần thiết thêm một thao tác nữa là đánh bóng amangam để tạo tính thẩm mỹ sau khi trám, hoàn thành quy trình hàn trám trực tiếp.
Với phương pháp hàn trám theo kỹ thuật gián tiếp Inlay/Onlay cần tối thiểu là 2 buổi hẹn. Bác sĩ sẽ dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám thích hợp cho từng loại vật liệu trám và trám răng. Sau khi tạo hình xoang trám, bác sĩ sẽ lấy dấu răng, đổ mẫu hàm và gửi đến labo. Các kỹ thuật viên tại labo sẽ tạo ra miếng trám một cách thật chính xác. Sau đó ở lần hẹn kế tiếp bác sĩ sẽ thử và gắn miếng trám vào răng bằng vật liệu dán dính, hoàn tất các bước hàn răng sâu.
Để hiểu hơn về các bước hàn răng sâu, mời bạn xem thêm đoạn video dưới đây:
Sau khi hoàn tất các bước trám răng, bác sĩ sẽ chụp phim kiểm tra lại răng và mài chỉnh những điểm vướng cộm sau khi trám. Bệnh nhân cũng hoàn toàn có thể xem phần răng đã được trám để thấy rõ sự khác biệt trước và sau khi trám.
Việc hàn răng sâu tuy không phải là thao tác khó nhưng về cơ bản không phải là phương pháp có độ bền chắc lâu dài và sau một thời gian có thể bị bong bật khi ăn nhai, do đó cần thiết một công nghệ trám răng hiện đại cũng như bác sỹ có chuyên môn giỏi nhằm mang lại cho vết trám có độ bám dính cao nhất.
2. Trám răng Laser Tech đảm bảo các bước hàn răng sâu đạt tiêu chuẩn Quốc tế
Công nghệ Laser Tech – thế hệ Laser nha khoa 4.0 hiện là công nghệ trám răng tân tiến nhất, giúp kích thích chất trám tạo ra các chân bám tại vị trí cố định, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, khắc phục hoàn toàn tình trạng bị khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám.
Đây là công nghệ hàn răng với quy trình các bước hàn răng sâu được tối ưu hóa hoàn toàn trong từng bước, từng thao tác, đảm bảo đạt chuẩn theo quy định nghiêm ngặt của phục hình Quốc tế.
Nhờ ứng dụng laser nha khoa thế hệ mới hiện đại cho khả năng đông cứng miếng trám chỉ sau vài giây. Sự hóa cứng này không làm cho kích cỡ miếng trám bị co lại gây hiện tượng khe hở hay khoang rỗng mà đảm bảo cho miếng trám vừa khít hoàn toàn. Hiệu quả trám vừa thẩm mỹ, vừa bền chắc lại có tuổi thọ dài lâu và không lo gặp phải tình trạng ê buốt sau khi trám.
Sau khi hàn trám răng, khả năng ăn nhai sẽ được phục hồi và khắc phục hoàn toàn triệu chứng đau nhức, ê buốt. Vết trám theo công nghệ mới có độ bền chắc trong nhiều năm mà không cần hàn trám lại. Tuy nhiên, trong quá trình ăn nhai bạn cần lưu ý tránh những thức ăn quá cứng, dai hoặc chứa nhiều đường. Sau khi ăn cần đánh răng để loại bỏ những mảng bám trên răng bằng bàn chải lông mềm.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét