Các phương điều trị hôi miệng hiệu quả
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hôi miệng là do những biến đổi trong khoang miệng của người bệnh khiến vi khuẩn gây bệnh gia tăng nhanh chóng. Do đó, để điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả thì cách tốt nhất là loại bỏ vi khuẩn gây hại trong miệng.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách
Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần trước và sau khi ngủ dậy. Không nên chải răng sau khi ăn vì như vậy răng và nướu có thể bị tổn thương do những tác động của thức ăn.
Chải răng thường xuyên là chưa đủ, bạn cần thực hiện chải răng đúng cách theo sự hướng dẫn của nha khoa. Thông thường khi sử dụng bàn chải, chúng ta đều chải theo hướng ngang và thời gian đánh răng thường chỉ tầm khoảng 1 phút. Đây là thói quen không tốt cho răng cần phải loại bỏ nếu bạn muốn chứng hôi miệng của mình thuyên giảm. Cần áp dụng nguyên tắc 3-3, chải răng trong vòng 3 phút và chải theo chiều dọc của răng để đem lại hiệu quả vệ sinh răng miệng cao nhất.
Chải răng kết hợp với nước súc miệng là cách hiệu quả để giảm đi mùi hôi trong miệng. Bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng hoặc dùng những loại nước súc miệng đặc trị. Đối với những người có thói quen ăn vặt thì nên súc miệng ngay sau mỗi lần ăn.
Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để loại bỏ thức ăn mắc kẹt ra khỏi những kẽ răng. Viêm nhiễm là nguyên nhân chính dẫn tới hôi miệng. Sử dụng tăm không cẩn thận có nhiều khả năng sẽ làm bạn chảy máu lợi, chân răng, nhiều lần như vậy sẽ dẫn đến viêm nhiễm, gây viêm nướu và có thể dẫn tới viêm nha chu, gây nên mùi hôi khó chịu. Chỉ nha khoa với những ưu điểm vượt trội so với tăm truyền thống, với cấu tạo mềm, mỏng nhưng lại khá dai có thể len lỏi vào được những kẽ răng sâu nhất, chỉ nha khoa sẽ giúp bạn loại bỏ thức ăn mắc kẹt lại mà không gây nên những tổn thương trên bề mặt nướu.
Vệ sinh lưỡi sau khi chải răng là động tác rất quan trọng nhưng đa số chúng ta đều quên không thực hiện bước này. Lưỡi là nơi tập trung cặn của thức ăn thừa đọng lại sau mỗi bữa ăn, chúng ta thường quan sát thấy lưỡi chúng ta có một lớp màu trắng, đó chính là lớp thức ăn đã bị phân hủy gây nên mùi hôi trong miệng và hơi thở. Do đó, làm sạch lưỡi mỗi ngày là việc làm không thể thiếu để hạn chế mùi hôi. Bàn chải thông thường có cấu tạo mặt trước chải răng, mặt sau trải lưỡi. Cũng giống như răng, cần chải lưỡi nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương bề mặt trên của lưỡi.
Lựa chọn bàn chải phù hợp với kích thước của răng và thay bản chải tối thiểu 3 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, các đồ chứa nhiều chất dính là kẻ thù không đội trời chung với răng miệng. Chất đường rất cần thiết đối với cơ thể nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều chất đường sẽ khiến cho một lượng đường tồn đọng trong khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phân hủy tạo nên mùi hôi tại miệng.
Không nên sử dụng thuốc lá, cà phê, rượu và các chất kích thích bởi các thành phần hóa học trong các loại sản phẩm này sẽ khiến cho men răng của bạn bị ảnh hưởng, vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh.
Hạn chế sử dụng những thựcc phẩm gây nên mùi hôi ở miệng như: hành, kiệu, tỏi, mắm tôm, mắm tép…
Support Online: Nguyễn Văn Lai
Email: benhvienkim@gmail.com
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét