Sâu răng là bệnh lý nha khoa rất phổ biến. Hiện nay, trên thế giới có đến 90% dân số mắc phải tình trạng này. Vậy, đâu là những nguyên nhân sâu răng, và làm sao để có thể điều trị hiệu quả?
Những nguyên nhân gây sâu răng
Bạn có thể đã mắc phải tình trạng sâu răng bởi các nguyên nhân sau:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Nguyên nhân gây sâu răng phổ biến nhất chính là việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Răng cần phải được làm sạch thường xuyên, nhất là sau khi ăn uống. Việc không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân sâu răng
Bên cạnh đó, tuy có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào để đánh răng đúng cách. Việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu.
Sử dụng những thực phẩm dễ gây sâu răng
Những thực phẩm như bánh ngọt, kẹo, nước có gas… vẫn luôn được sử dụng thường xuyên, nhất là đối với trẻ em. Trên thực tế, những loại thức phẩm này chính là nguyên nhân gây sâu răng phổ biến, bởi khi mắc lại trên răng, chúng sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Thiếu nước bọt, khô miệng
Việc thiếu nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng cũng sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng, rửa sạch thức ăn và mảng bám. Bên cạnh đó, các chất khoáng có trong nước bọt giúp chữa bệnh sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất acid gây hại. Do đó, khi khoang miệng thiếu nước bọt, vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển mạnh, dễ dàng dẫn đến tình trạng sâu răng.
Sự lệch lạc của cấu trúc răng
Đây tưởng chừng là một nguyên nhân gây sâu răng rất vô lý, song, trên thực tế, sự lệch lạc của cấu trúc răng cũng như những mẻ, vỡ trên răng sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào bề mặt răng, hình thành mảng bám khó loại bỏ.
Sự tiếp xúc giữa người với người
Một trong những nguyên nhân gây sâu răng mà bạn cần lưu ý, đó là sự tiếp xúc giữa người với người. Các bác sĩ khuyên rằng, nên hạn chế dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt hoặc hôn với người mắc phải tình trạng sâu răng, bởi vi khuẩn có thể truyền qua đường miệng nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Rối loạn tiêu hóa
Sự biếng ăn hoặc ăn uống vô độ, thất thường sẽ tạo môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến cơ chế sản xuất nước bọt, dẫn đến chứng khô miệng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng như đã phân tích.
Tụt nướu
Tụt nướu là triệu chứng chỉ gặp ở người cao tuổi. Khi nướu kéo ra khỏi hàm răng, mảng bám hình thành trên rễ của răng. Răng gốc tự nhiên sẽ bị bao phủ bởi một lớp gọi là cementum, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn và có thể bị mục nát, dẫn đến sâu răng gốc.
Làm thế nào để điều trị sâu răng?
Có nhiều cách để chữa sâu răng, nhưng hiện nay, giải pháp nha khoa được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất để điều trị hiệu quả tình trạng này, chính là trám răng sâu. Sở dĩ đây là phương pháp được ưu tiên lựa chọn bởi chính những ưu điểm nổi trội mà nó mang lại cho người bệnh:
– Kỹ thuật nhẹ nhàng, không phức tạp, không gây đau đớn và xâm lấn các mô răng khỏe;
– Hoàn tất nhanh chóng chỉ trong một lần hẹn với thời gian thao tác chỉ trong khoảng 10-20 phút cho mỗi đơn răng;
– Khả năng phục hồi nguyên vẹn hình thể răng, đảm bảo cả tính thẩm mỹ lẫn khả năng ăn nhai;
– Chi phí hợp lý.
Một vấn đề cần lưu ý, khi điều trị răng sâu, bạn cần tìm một địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao và giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y khoa hiện đại và đảm bảo an toàn trong mọi khâu điều trị. Chỉ khi thực hiện tại địa chỉ nha khoa như vậy, bạn mới có thể đạt được kết quả điều trị cao nhất mà không xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
Hy vọng, với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đã có thể hiểu hơn về những nguyên nhân gây sâu răng cũng như tìm được cách chữa trị hiệu quả. Bạn hãy đến trực tiếp Nha Khoa KIM hoặc gọi đến số 19006899 để được thăm khám và tư vấn miễn phí.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét