Một điều khiến các thai phụ sợ hãi đó chính là mọc răng khôn khi mang bầu. Bởi lẽ giai đoạn này rất nhạy cảm, mọi tác động đến cơ thể dù là nhỏ nhât đều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Hôm nay Nha Khoa KIM sẽ chia sẻ một số điều mà các bà mẹ đang mang thai cần lưu ý khi có hiện tượng mọc răng khôn.
Mọc răng khôn khi mang thai có sao không? hoặc đau răng khôn khi mang thai phải làm thế nào là câu hỏi mà nha khoa thường hay bắt gặp ở một số bà mẹ mang thai. Răng khôn gây đau đớn và để lại không ít phiền toái vậy trường hợp này xử lý như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Các hướng mọc của răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng khi ta đủ 18-25 tuổi hoặc có thể trễ hơn. Răng khôn mọc sau cùng và mọc cuối hàm nên khi mọc thường không đủ chỗ xảy ra tình trạng chen lấn, gây đau nhức cho khổ chủ. Răng khôn đa số đều mọc ngầm, lệch nên chỉ định của bác sĩ thường là nhổ răng để tránh để lại biến chứng không mong muốn. Nhiều người lầm tưởng rằng răng khôn khi mọc đau nhức rồi sẽ tự khỏi nhưng không phải thế, răng khôn mọc theo từng đợt và để mọc hoàn tất thì phải mất đến 4 hoặc 5 năm và đồng nghĩa là bạn phải chịu đựng cơn đau răng khôn trong suốt thời gian đấy.
Với người khỏe mạnh bình thường thì bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ răng khôn nếu răng này có thể gây hại và có biến chứng với sức khỏe bệnh nhân. Nhưng nếu bị mọc răng khôn khi mang thai thì bạn không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, đặc biệt là những tháng đầu và cuối thai kỳ. Do đó, bất cứ tác động mạnh nào răng miệng cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nếu bạn thấy đau nhức thì bạn nên đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám, cho lời khuyên và không tự ý sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng không được căng thẳng hay quá lo lắng, lúc này bạn cần tập trung nghĩ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và hợp lý để em bé phát triển tốt.
Mọc răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?
Sau đây là những mẹo chăm sóc răng miệng tại nhà trong quá trình mang thai mà không hề có tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ có thể tham khảo nếu như không có thời gian và điều kiện đế đến nha khoa.
Nước muối ấm: Đây là vị cứu tinh đầu tiên được các mẹ áp dụng thành công. Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn giảm đau tốt, tạm thời dứt cơn đau và bạn có thể dùng 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Và đừng quên ngậm nước muối khi răng bạn đã vệ sinh sạch sẽ.
Chườm nước đá: Đây là phương pháp được xem là gây tê tự nhiên và an toàn, bạn có thể dùng khăn bọc vài cục nước đá chườm ngay vùng má đang đau bạn thấy giảm đau tức thì.
Nên chăm sóc răng miệng trong thai kỳ như thế nào?
Tỏi tươi: Đây là mẹo chữa sâu răng mà dân gian thường sử dụng rất hiệu quả đấy nhé! Trong tỏi có chứa một số hoạt tính diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên có khả năng giảm đau và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Dùng vài tép tỏi giã nát cùng vài hạt muối trắng, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ đau khoảng 10 phút bạn sẽ thấy tác dụng mà chúng mang lại.
Lá lốt: Lá và thân cây có chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen, rể chứa benzylacetat có tính kháng khuẩn rất là tốt. Lá lốt có vị cay, mùi thơm có tác dụng hạ khí giảm đau. Lấy cả thân, lá, rễ sắc nước đặc và ngậm liền 3-4 ngày.
Ngoài ra, bạn cần phải giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, chải răng ít nhất ngày 2-3 lần. Vậy nên cách tốt để phòng tránh trình trạng bị mọc răng khôn khi mang bầu thì bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng để phát hiện những bệnh răng miệng tiềm ẩn hoặc có thể nhổ răng khôn mọc lệch trước.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét