Nhổ răng khôn tại Sài Gòn không khó như bạn vẫn nghĩ vì tại đây tập trung vô vàng trung tâm nha khoa. Để xếp hạng chất lượng các trung tâm này là không hề dễ dàng nhưng nếu chịu tìm hiểu bạn sẽ thấy có rất nhiều nơi uy tín như Nha Khoa KIM.
NHỔ RĂNG KHÔN LÀ GÌ?
Nhổ răng khôn là một trong số những dịch vụ nha khoa phổ biến nhất hiện nay. Răng khôn là răng hàm lớn thứ 3 mọc cuối cùng trong độ tuổi từ 17 đến 25 hay còn gọi là răng số 8.
Vị trí mọc của răng khôn nằm ở góc trong cùng của hàm
Một chiếc răng khôn được chỉ định nhổ khi nó đang trực tiếp gây ra vấn đề hoặc để ngăn chặn vấn đề phát sinh trong tương lai. Những trường hợp cần nhổ răng là khi:
+ Khoảng trống trong góc hàm không đủ lớn khiến răng khôn phải mọc lệch, mọc ngầm. Răng khôn nếu mọc ở một góc khó khăn như bị xiên, lệch, nhô về phía trước, tụt về phía sau hoặc mọc ngầm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng xung quanh và xương hàm.
+ Răng khôn không mọc lên hết và tạo khoảng trống với nướu răng. Thực phẩm và vi khuẩn có thể kẹt dưới khoảng trống này gây sưng đỏ, đau nhức. Đây là những dấu hiệu nhiễm trùng.
Những Vấn Đề Có Thể Xảy Ra Nếu Không Nhổ Răng Khôn
+ Viêm lợi trùm răng khôn: Là một nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng, phần lợi sẽ mọc phủ dày và trùm lên răng khôn. Bệnh biểu hiện bởi hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng. Ðôi khi có kèm theo sốt và đau vùng góc hàm. Người bệnh có thể há miệng hạn chế. Vài trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm các tổ chức liên kết gây sưng mặt. Ðể giải quyết viêm lợi trùm răng khôn, một số nha sĩ khuyên chỉ nên cắt lợi trùm, tuy nhiên viêm lợi trùm thường tái phát sau cắt.
+ Bệnh viêm nha chu: Xương ổ răng và nướu vùng răng khôn rất dễ bị ảnh hưởng. Nếu đo túi nha chu vùng này, thường phát hiện túi sâu trên 5mm, nhất là ở bệnh nhân có tình trạng vệ sinh răng miệng kém, bệnh viêm nha chu sẽ dễ phát triển.
Cách tình trạng răng khôn mọc lệch, ngầm thường gặp
+ Răng mọc chen chúc: Thường gặp khi các răng khôn mọc kẹt đẩy các răng khác. Chỉ một răng khôn mọc kẹt cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa. Ðể ngăn ngừa sự mọc chen chúc các răng, việc nhổ răng khôn là cần thiết.
+ Làm hư các răng khác: Răng khôn mọc kẹt có thể làm hư các răng nằm liền kề. Việc mọc kẹt tạo điều kiện cho sự dắt thức ăn thừa ở răng số 7 và dẫn đến sâu răng vùng này.
+ Viêm mô tế bào: Là biến chứng khá nặng với các biểu hiện như: má bị phồng lên, da căng, màu bình thường hay hơi đỏ, sờ vào bị đau. Người bệnh đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm , cơ thể nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được.
+ U nguyên bào men: Hiếm gặp và việc điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.
Trong những trường hợp này, việc nhổ răng khôn càng sớm càng tốt là rất cần thiết.
Vậy Nhổ Răng Khôn Ở Đâu??
QUY TRÌNH NHỔ RĂNG KHÔN TẠI NHA KHOA KIM
Bước 1: Gặp gỡ và thăm khám với bác sĩ nha khoa tại Nha Khoa KIM
Bác sĩ sẽ tiến hành lần lượt khám trong miệng tình trạng mọc của răng khôn.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra hàm mặt bằng công nghệ tại Nhâ Khoa KIM
Tại Trung tâm Nha Khoa KIM bạn sẽ được kiểm tra tình trạng bệnh lý bằng máy chụp hàm mặt Dentri cùng phần mềm quản lý cao cấp, giúp bạn có thể xem toàn bộ quá trình điều trị trước, trong và sau khi nhổ răng khôn. Ngoài ra còn giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị và can thiệp chính xác nhất.
Nhổ răng khôn không nguy hiểm như bạn nghĩ
Bước 3: Tiến hành nhổ răng khôn
Nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại khu vực xung quanh. Để loại bỏ các răng khôn, nha sĩ sẽ mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ khâu các vết rạch lại. Một số dùng chỉ tự tan, một số cần tháo chỉ sau vào ngày.
Bước 4: Cho bệnh nhân cắn bông cầm máu, thông thường sau 10-15 phút máu sẽ ngưng chảy
Bước 5: Tái khám và theo dõi kết quả điều trị
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét