Nhổ răng sữa trẻ em không hề đơn giản như bạn nghĩ. nếu thao tác không đúng có thể gây sót chân răng hay có các biến chứng như chảy máu không ngừng, nhiễm trùng nướu, sốt cao sau khi nhổ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
✿ Khi nào nên nhổ răng sữa?
Răng sữa bao gồm 20 cái mọc trong thời kỳ dưới 30 tháng tuổi có ảnh hưởng lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của be. Răng sữa còn đóng vai trò quan trọng trong việc ăn dặm cũng như giúp trẻ sau này phát âm được tròn tiếng mà không bị ngọng.
Việc thay răng của bé cũng tuân theo một quy luật đặc biệt là răng sữa sẽ tự tiêu chân, thân răng lung lay mà không cần đến các biện pháp nhổ răng sữa. Thông thường, quá trình thay răng ở bé sẽ diễn ra đến hết 12 hoặc 13 tuổi với sự hình thành của đầy đủ 28 chiếc răng vĩnh viễn.
Khi chân tiêu hết thân răng bên trên sẽ rụng đi và chiếc răng vĩnh viễn trồi lên kịp thời. Đó là sự thay thế răng sữa đúng lúc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu răng lung lay lâu không rụng hoặc răng vĩnh viễn bị mọc lệch đến mức độ nhất định buộc phải can thiệp nhổ răng sữa trẻ em thì nên đến gặp nha sỹ sớm để thăm khám.
Trường hợp răng sữa có thể bảo tồn và chưa cần thiết phải nhổ khi sâu nhẹ thì tốt nhất bạn nên đưa bé đến trung tâm nha khoa để hàn trám răng. Nếu răng sữa chưa đến giai đoạn rụng mà nhổ sớm thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này, khiến lỗ chân răng bị trống và răng vĩnh viễn có thể mọc lệch, khấp khểnh.
✿ Nhổ răng sữa tại nhà có được không?
Khi răng sữa lung lay nhiều, cha mẹ có thể thực hiện nhổ răng sữa tại nhà cho bé. Bạn có thể dùng ngón tay nhẹ nhàng lung lay chiếc răng này để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Lặp đi lặp lại động tác này mỗi ngày cho tới khi chỉ cần 1 lực nhẹ thì răng cũng có thể rụng.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý nếu răng sữa chưa quá lung lay thì tuyệt đối không được tác động nhổ răng sẽ làm cho bé cảm thấy đau đớn và bỏ sót chân răng. Điều này sẽ khá nguy hiểm và việc điều trị sau này sẽ phức tạp hơn. Ngoài ra, bạn chỉ nên nhổ răng sữa trẻ em khi đã thực hiện các biến pháp sát trùng cẩn thận và tay cần phải rửa sạch để tránh những viêm nhiễm có thể xảy ra. Sau khi nhổ răng có thể cho bé súc miệng với nước muối loãng để sát khuẩn và tránh nhiễm trùng.
Nhổ răng sữa trẻ em cần thực hiện khi răng không tự rụng
✿ Nhổ răng sữa có hại gì không?
Nếu răng sữa lung lay quá mức hay bị các bệnh lý thì việc nhổ răng là điều cần thiết. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật thì nhổ răng sữa hoàn toàn không có hại cho sức khỏe của bé.
Hiện nay, việc nhổ răng đã không còn là nỗi ám ảnh của bệnh nhân khi các trung tâm nha khoa lớn áp dụng phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome. Đây là công nghệ nhổ răng tiên tiến nhất Hoa Kỳ giúp nhổ răng nhanh và hạn chế tối đa cảm giác đau nhức.
Công nghệ không nhổ toàn bộ răng mà dùng mũi siêu âm với tần số biến điệu cao giúp làm đứt hệ thống dây chằng nha chu, loại bỏ yếu tố neo giữ răng sau đó dùng máy cắt xương siêu âm lấy răng ra từng phần một cách dễ dàng. Chính do ưu điểm công nghệ mới mà nhổ răng sữa trẻ em diễn ra khá nhẹ nhàng và hoàn toàn không biến chứng. Khi nướu và xương hàm không bị tác đông nhiều thì thời gian lành thương cũng nhanh. Thao tác nhổ răng nhẹ nhàng nên không gây đau đớn nhiều cho bé.
Hướng dẫn cho bé cách chăm sóc răng miệng tốt nhất
Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng không đau nhằm mang lại hiệu quả và độ an toàn cao.
Bạn cũng nên nhớ đưa bé đi thăm khám định kỳ tình trạng răng miệng để kiểm tra ổ răng, đặc biệt là khi răng sâu, răng bị viêm nhiễm. Việc thăm khám sớm tình trạng răng miệng của bé sẽ xác định được cấu tạo của hàm và hướng mọc của răng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý những lệch lạc hiệu quả nhất, kiểm soát những bất thường có thể xảy ra, giúp cho trẻ có được hàm răng vĩnh viễn đều đẹp và khỏe mạnh.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét