Răng cửa mọc chậm có thể gây ra những vấn đề không nhỏ về khớp cắn và trật tự các răng trên cung hàm khi bước vào tuổi trưởng thành. Nếu bạn không muốn phải đối mặt với việc điều trị vất vả và phức tạp về răng miệng và chỉnh nha về sau thì nên quan tâm đến việc răng cửa mọc chậm để có hướng khắc phục từ sớm cho bản thân, cho con cái và những người xung quanh.
>>
Răng sâu chỉ còn chân phải làm sao>>
Răng sâu nhiều có nên trám không1. Khái quát về răng cửa mọc chậmTình trạng răng cửa mọc chậm không phải là hiếm gặp, có trường hợp nhận biết được, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp người bệnh không nhận biết được. Răng cửa sữa thường mọc khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Răng cửa sữa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới khoảng 1 tháng.
Đến khi trẻ 6 tuổi, răng cửa sữa bắt đầu được thay thế bằng răng cửa trường thành. Và thường thì răng cửa trường thành hàm trên luôn mọc chậm hơn so với răng cửa trường thành hàm dưới. Trong nhiều trường hợp, khoảng cách mọc răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới có thể kéo dài hơn. Khoảng cách này càng lớn, răng cửa hàm trên mọc càng muộn thì sự lệch lạc trong mọc răng càng nghiêm trọng.
Răng cửa thường mọc sớm hơn so với răng hàm. Ở những trẻ có răng cửa mọc càng muộn thì khẩu hình vòm miệng khi trưởng thành càng dễ có nguy cơ bị biến đổi theo chiều hướng xấu, không đều.
2. Những nguyên nhân dẫn đến chậm mọc răng cửaDinh dưỡng là yếu tố quan trọng đầu tiên dẫn đến hiện tượng răng cửa mọc chậm. Trong thành phần dinh dưỡng thiếu canxi và các yếu tố giúp hệ xương, răng phát triển bị thiếu hụt. Các loại thực phẩm dùng hàng ngày không đa dạng, các nhóm thực phẩm không được cân bằng là nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến sự mọc răng của trẻ. Trẻ bị còi xương thì nguy cơ răng mọc chậm cũng sẽ khá lớn.
3. Tác hại của răng cửa mọc chậmRăng cửa mọc chậm trong nhiều trường hợp khác nhau sẽ tương ứng với những tác hại khác nhau. Nếu là răng mọc ngầm, mọc ngược thì biến chứng có thể gặp phải là tạo lên các lỗ mủ rò ra ở má, làm tiêu xương hàm, viêm xoang hàm, ảnh hưởng đến mắt và nặng nhất có thể khiến chho khuôn mặt bị biến dạng.
Trường hợp răng cửa trồi lên khỏi nướu chậm hơn sơ với các răng cối thì co thể xảy ra tình trạng thiếu diện tích để các răng mặt phát triển dẫn đến các răng buộc phải mọc lệch, mọc gối lên nhau, mọc chìa ra hoặc cụp vào.
Do đó, để có hàm răng đều đặn, đúng tỷ lệ, không bị sai lệch thì điều quan trọng nên làm là chú ý đến sự mọc răng sớm, quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và kiểm tra răng miệng định kỳ cho trẻ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét